Hợp đồng ba bên
Meta: Hợp đồng ba bên là hợp đồng có sự tham gia của ba bên nhằm liên kết, thỏa thuận về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng,… Đọc thêm
1.Hợp đồng ba bên là gì?
Hợp đồng ba bên là hợp đồng có sự tham gia của ba bên nhằm liên kết, thỏa thuận về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Hợp đồng ba bên được xác lập và thực thi ngay sau khi ba bên liên quan đạt được thỏa thuận với nhau. Sau khi đã xác lập, nội dung mà ba bên đã giao kết với nhau đúng quy định pháp luật thì hợp đồng sẽ có hiệu lực, các bên tham gia bắt buộc thực hiện theo các thỏa thuận đã thống nhất.
2.Hợp đồng ba bên có dạng như thế nào?
Hợp đồng thế chấp tài sản ba bên
Đây là dạng hợp đồng phổ biến thường dùng trong hoạt động vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản tại ngân hàng.
Theo đó, bên vay vốn (bên A) sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ba bên với ngân hàng (Bên B) và bên thế chấp tài sản (bên C). Bên C sẽ chịu trách nhiệm về khoản vay của bên A bằng tài sản thế chấp của mình.
Hợp đồng hợp tác ba bên
Đây là dạng hợp đồng thường thấy khi các chủ thể tham gia hợp tác kinh doanh. Theo đó ba bên trong hợp đồng sẽ kí kết, thỏa thuận với nhau thông qua các điều khoản mà mỗi bên có nghĩa vụ thực hiện nó.
Công ty A là công ty xây dựng công ty B là chủ đầu tư hai bên ký kết hợp tác triển khai dự án tòa nhà văn phòng cho thuê nhà ở bên A và B thống nhất để công ty C quản lý và vận dự án tòa nhà văn phòng cho thuê sau khi hoàn thành. Ba công ty tiến hành ký hợp đồng ba bên. Theo đó, công ty A chịu trách nhiệm thi công dự án, Công ty B sẽ đầu tư tài chính, Công ty C sẽ là bên vận hành tòa nhà để đảm bảo có lợi nhuận và chia tỉ lệ theo thỏa thuận giữa ba bên đã kí kết.
Hợp đồng kí kết vì lợi ích một trong ba bên
Hợp đồng này được kí kết giữa hai bên nhưng mục đích của hợp đồng là vì lợi ích bên thứ ba. Các bên tham gia đều phải thực hiện nghĩa vụ nhất định theo thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng và bên thứ ba sẽ được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
3.Giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên
Hợp đồng ba bên khác về số lượng chủ thể các bên tham gia kí kết trong hợp đồng. Tuy nhiên bản chất vẫn là hợp đồng nên vẫn phải đáp ứng các quy định sau đây của pháp luật về một văn bản hợp đồng khi được kí kết.
Quy định về nội dung
Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ về nội dung của hợp đồng ba bên, theo đó các bên tham gia phải có những thỏa thuận trong bản hợp đồng về các nội dung chính như sau:
– Đối tượng liên quan trong hợp đồng bao gồm những ai là tổ chức hay cá nhân;
– Số lượng của mặt hàng ,chất lượng của mặt hàng;
– Giá cả cụ thể của mặt hàng, của đối tượng giao kết trong hợp đồng;
– Hình thức và phương thức thanh toán giữa ba bên khi kí kết hợp đồng như thế nào ;
– Thời hạn thực hiện hợp đồng và địa điểm thực hiện hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền và nghĩa vụ ba bên khi tham gia kí kết;
– Trách nhiệm của mỗi bên do vi phạm các quy định trong hợp đồng; khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì phương thức giải quyết như thế nào.
Quy định về hình thức
Đối với hợp đồng dân sự thông thường, thì có các hình thức giao kết như: hợp đồng giao kết bằng miệng, hợp đồng giao kết bằng văn bản…
Riêng đối với hợp đồng ba bên kí kết, bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản rõ ràng, cụ thể và có chữ ký của ba bên để xác lập hợp đồng (Điều 401 Bộ luật dân sự 2015)
Cụ thể, quy định về hình thức của hợp đồng phải được xác lập rõ ràng như sau:
Hợp đồng ba bên kí kết phải có quy định về từng điều khoản, quyền lợi, trách nhiệm của các bên để tránh các tranh chấp phát sinh về sau.
Khi cả ba bên cùng tham gia kí kết vào hợp đồng có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng ba bên chỉ có hiệu lực pháp lý khi có đầy đủ chữ kí của cả ba bên tham gia, trường hợp một trong ba bên ủy quyền kí thay vẫn sẽ được công nhận.
Hợp đồng ba bên đã kí kết khi thực hiện việc giao kết thì điều quan trọng nhất là mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng có tính ràng buộc và hợp pháp hay không phụ thuộc rất lớn vào việc các bên thực hiện giao kết thế nào.
Do đó, giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên được xác định khi đáp ứng đủ các điều kiện:
– Ba bên khi tham gia kí kết phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
– Ba bên khi tham gia kí kết, xác lập và xây dựng nội dung trong hợp đồng phải dựa trên tinh thần tự nguyện, không có dấu hiệu của sự ép buộc.
– Hợp đồng ba xác lập và kí kết phải đáp ứng các điều kiện về mặt nội dung, lẫn mặt hình thức theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.
– Trường hợp một trong ba bên tham gia giao kết hợp đồng là tổ chức (pháp nhân) thì chủ thể trực tiếp giao kết của tổ chức đó phải là người có thẩm quyền được tổ chức giao phó.
Như vậy, giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên luôn phải đáp ứng theo các nguyên tắc, cùng những quy định của pháp luật khi tham gia kí kết. Khi hợp đồng kí kết mà không đáp ứng đầy đủ những quy định về mặt pháp lý như trên thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu toàn phần hoặc vô hiệu một phần dựa trên các nội dung được quy định trong hợp đồng ba bên.
Những nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên cần nhớ
Với cả 3 bên tham gia ký kết hợp đồng, tuân thủ theo các nguyên tắc chung rất quan trọng. Nguyên tắc giúp đảm bảo sự rõ ràng, tránh phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Chúng ta có thể tham khảo các quy định dưới đây:
- Cả 3 bên cần phải ghi chính xác các thông tin liên quan như tên, tuổi, địa chỉ,… Tránh sai sót vì liên quan tới các vấn đề pháp lý, thỏa thuận sau này.
- Sự hợp tác, thỏa thuận giữa cả 3 bên sẽ được thể hiện thông qua quyền, nghĩa vụ của từng bên. Đảm bảo sự cân bằng về quyền lợi cũng như trách nhiệm để tránh bất đồng, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện. Cần đảm bảo không bên nào chồng chéo các vấn đề trách nhiệm, quyền hoặc nghĩa vụ vì có thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi và dẫn tới mâu thuẫn.
- Trường hợp có điều khoản vi phạm trong hợp đồng cần phải có riêng một điều khoản. Việc này sẽ đảm bảo trách nhiệm và sự gắn kết giữa 3 bên.
- Người tham gia thỏa thuận và ký kết hợp đồng phải là người có đủ năng lực về hành vi dân sự. Tốt nhất nên là người đại diện pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền có giấy xác nhận.
4.Mẫu hợp đồng 3 bên theo quy định chung
Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo về mẫu hợp đồng 3 bên để biết nên xây dựng hợp đồng thế nào cho phù hợp. Homedy sẽ giới thiệu dưới đây mẫu chung và bạn có thể thay đổi các chi tiết theo nhu cầu và thỏa thuận giữa 3 bên.
Mẫu hợp đồng 3 bên chuẩn quy định