Người xưa có câu “ An cư lạc nghiệp” nghĩa là phải ổn định chỗ ở thì mới có thể yên tâm làm những việc khác như phát triển kinh doanh, thúc đẩy kinh tế gia đình hoặc thành gia lập thất. Bắt kịp với xu thế hiện nay thì nhà Căn hộ trả góp mọc lên như nấm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ dở khóc dở cười cho người mua. Để không bị tiền mất tật mang, dưới đây là một số kinh nghiệm khi mua nhà Căn hộ trả góp mà bạn có thể tham khảo.
Thứ 1: khả năng tài chính thực tế của bạn. Trả góp nghĩa là mắc nợ và trả dần trong thời gian dài, dù là có hỗ trợ từ ngân hàng nhưng thực tế là bạn vẫn phải trả nợ hàng tháng. Vì vậy, cần phải xác định được khả năng tài chính thực tế của bạn để đảm bảo cân đối phần trăm vay với khả năng trả nợ hàng tháng. Tránh rơi vào tình trạng quá tải, quá áp lực thì ngôi nhà mơ ước lại không phải là động lực của bạn nữa.
Như vậy, tốt nhất là không nên vay tối đa khả năng cho vay của ngân hàng mà chỉ vay khoảng 50% tổng giá trị tài sản cần mua và lấy 30-40% tổng thu nhập thực tế để chi trả. Phần còn lại nên có khoản tiết kiệm để tránh tình trạng khẩn cấp.
XEM THÊM: KINH NGHIỆM CHO THUÊ NHÀ CHUNG CƯ CỰC LỜI
Thứ 2: Vị trí dự án. Vị trí này tùy thuộc vào từng nhu cầu cá nhân. Nếu bạn độc thân thì nên chọn căn hộ gần các tiện ích vui chơi, giải trí như trung tâm mua sắm, phòng tập gym hay rạp chiếu phim. Còn nếu bạn là người đã có gia đình, có con nhỏ hoặc sống chung với bố mẹ già lớn tuổi thì nên lựa chọn vi trí gần trường học, bệnh viện. Bên cạnh đó, các nhu cầu tiện ích khác như điện, nước, thu gom rác thải, PCCC, an ninh, thoát hiểm… cũng cần được quan tâm xem xét.
Thứ 3: tìm hiểu thông tin về chủ đầu tư và tính pháp lý của dự án. Cần tìm hiểu và tổng hợp thông tin về chủ đầu tư uy tín, vốn điều lệ tốt, có những dự án nào đã được hoàn thành và thành công, đánh giá phản hồi của người dân thực tế đang ở…Trên thực tế, không ít nhiều dự án được sang tay từ chủ này sang chủ khác do trong quá trình thực hiện họ gặp sự cố như thiếu vốn, phá sản…. Nếu không cẩn thận, xem xét kỹ càng thì rất có thể đó là những dự án ma. Chủ đầu tư nhận cọc của nhiều người, bán cho nhiều người rồi bốc hơi đi đâu không ai biết. Những thông tin này có thể được tìm hiểu tại chính quyền địa phương nơi tọa lạc dự án.
Thứ 4: theo dõi tiến độ thi công: Tiến độ thi công đều chứng tỏ dự án đó đang được thực hiện theo đúng tiến độ, chủ dự án quan tâm theo dõi và không bị thiếu hụt về ngân sách. Cái này dễ dàng nhận thấy trên thực tế trong quá trình thi công. Vi vậy, đừng quá vô tâm mà không nắm được thông tin này nhé.
Thứ 5: Hợp đồng mua bán căn hộ: Các điều khoản trong nội dung của hợp đồng có rõ ràng về quyền và tránh nhiệm pháp lý, giá cả có được đề cập và các chi phí phát sinh thêm sẽ tính như thế nào. Cần phải rõ ràng mọi thứ, tránh mù mờ, sau này sẽ khó nói chuyện hoặc bạn sẽ là người bất lợi vì bạn đã mua dự án rồi. Và đừng bỏ qua các cam kết về bồi thường trong hợp đồng. Nó có thể là một cái bẫy mà bạn dễ dàng trở thành nạn nhân phải trả tiền cho các khoản cam kết bồi thường trong hợp đồng. Đồng thời, căn cứ vào đó để bạn có quyền đòi quyền lợi nếu bên bán không thực hiện đúng như cam kết ban đầu,
Thứ 6: tham khảo nhiều dự án khác nhau để so sánh về giá cả, tiện ích, ưu đãi, chi phí phát sinh, các tiện ích đi kèm như thang máy, nhà để xe, an ninh bảo vệ, thoát hiểm, bảo dưỡng, bảo hnh, giá điện nước…. Từ đó đưa ra lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính cũng như mục đích sống của bạn.
Những lưu ý căn hộ Bình Dương muốn chia sẻ với mọi người trong việc tìm hiểu và mua căn hộ sao cho hợp lý nhất. Nếu bạn cần đầu tư hoặc mua căn hộ để ở tại Bình Dương hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn.