Vi bằng nhà đất là gì, căn hộ ó mua vi bằng được không

Vi bằng nhà đất là gì, căn hộ ó mua vi bằng được không

Vi bằng nhà đất có thể thay thế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Có nên giao dịch mua bán nhà đất dựa trên vi bằng không? Giao dịch dựa trên vi bằng nhà đất có thực sự an toàn và hợp pháp? Nếu có xảy ra tranh chấp thì có bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của các bên giao dịch?

Công chứng vi bằng là gì?

Vi bằng nhà đất là văn bản được lập ra bởi Thừa Phát Lại. Đây là loại giấy tờ nhắm ghi nhận lại giao dịch liên quan đến nhà đất của các bên. Vi bằng nhà đất được xem như là văn bản hợp pháp và được sử dụng làm bằng chứng tại tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan nếu có xảy ra tranh chấp.

Vi bằng nhà đất là gì, căn hộ ó mua vi bằng được không
Vi bằng nhà đất là gì, căn hộ ó mua vi bằng được không

Ngoài vi bằng nhà đất thì Thừa Phát Lại còn có quyền lập nhiều loại vi bằng khác liên quan đến tất cả các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của khách hàng nếu yêu cầu đó là  họp pháp.

XEM THÊM: MUA CHO CHUNG CƯ RỒI CHO THUÊ CÓ LỜI KHÔNG ?

Vậy Thừa Phát Lại tại sao lại có quyền hạn lớn như vậy? Nó là một trong những cơ quan nhà nước? Thực chất Thừa Phát Lại là một người được cơ quan nhà nước bổ nhiệm để thực hiện thi hành án dân sự vì vậy nó luôn có tính pháp lý như quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một vi bằng được xem là hợp pháp, có hiệu lực thi hành thì cần phải được lập theo quy định của pháp luật gồm 4 bước sau: 

Bước 1: Phát sinh yêu cầu lập vi bằng: khách hàng có nhu cầu lập vi bằng thì cần đến văn phòng Thừa Phát Lại để được tư vấn, điền thông tin theo biểu mẫu có sẵn tại văn phòng.

Bước 2: Thỏa thuận nội dung vi bằng: sau khi thỏa thuận giữa các bên được thống nhất, vi bằng sẽ được lập ra để các bên ký nhận, lưu giữ làm bằng chứng. Thường vi bằng sẽ được lập thạn 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.

Bước 3: Xác lập vi bằng: Vi bằng được lập bởi Thừa Phát Lại theo như nội dung đã thỏa thuận, thống nhất của các bên hữu quan thành 3 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 1 bản gồm Sở Tư Pháp, Khách hàng và Thừa Phát lại.

Bước 4: Chấm dứt thỏa thuận bằng vi bằng: Sau khi được Sở Tư Pháp thông qua, xét duyệt, biên bản thanh lý chấm dứt thỏa thuận vi bằng sẽ được lập ra. Và văn bản được xác nhận bởi Sở Tư Pháp là văn bản cuối cùng có giá trị pháp lý trước pháp luật

XEM THÊM: CĂN HỘ NÊN ĐẦU TƯ NHẤT NĂM 2021 Ở BÌNH DƯƠNG

Có nên mua nhà vi bằng không?

Sau khi tìm hiểu về vi bằng thì bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng Vi bằng thực chất chỉ là thỏa thuận giữa 2 bên, được lập ra bởi Thừa Phát Lại và được xác nhận bởi Sở Tư pháp. Giá trị của vi bằng là làm bằng chứng trước tòa án trong trường hợp có tranh chấp.

Như vậy, nó không phải và cũng không thể là giấy tờ có thể thay thế giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Vì vậy, việc mua nhà bằng vi bằng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro bất lợi cho người mua nếu có phát sinh tranh chấp.

Trên thực tế, không phải là không có hay chưa từng phát sinh giao dịch nhà đất dựa trên vi bằng nhưng những giao dịch này thường có giá trị thấp hơn so với giao dịch bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ đỏ nên vẫn có giao dịch trên thực tế.

Vi bằng nhà đất là gì, căn hộ ó mua vi bằng được không
Vi bằng nhà đất là gì, căn hộ ó mua vi bằng được không

Căn hộ có mua vi bằng được không hay Mua nhà công chứng vi bằng có an toàn không? Tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như bên dưới:

Trường hợp 1: Mua phải nhà đã bị thế chấp: nghĩa là người bán sau khi bán nhà công chứng vi bằng xong thì lại mang sổ đỏ đi thế chấp, vay ngân hàng. Nếu đến hạn không trả, ngân hàng siết nợ, tịch biên tài sản là ngôi nhà thì người mua sẽ không có quyền sở hữu  ngôi nhà đó vì chỉ có vi bằng mà không có sổ đỏ.

Trường hợp 2: Mua nhà từ người thuê nhà: thường xảy ra trong trường hợp chủ nhà cho thuê nhà dài hạn, không thường xuyên đến kiểm tra nên bên thuê đã bán ngôi nhà hiện đang thuê bằng vi bằng. Khi có tranh chấp, chủ nhà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đương nhiên sẽ chứng minh được quyền lợi của mình, thiệt hại thuộc về người đã mua nhà bằng vi bằng nhà đất.

Trường hợp 3: Bán nhà cho nhiều người 1 lúc. Chủ sở hữu sẽ bán ngôi nhà của mình cho nhiều người bằng vi bằng nhà đất nhưng vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả là nhiều người đều tự cho mình là chủ củ căn nhà đó dựa trên vi bằng. Đây thực chất là một hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản dựa vào lòng tin của người trong cuộc. Thường xảy ra trong giới mua bán bất động sản.

Liên quan đến những giao dịch về nhà đất, chúng ta cần tìm hiểu kỹ quy trình, hồ sơ giấy tờ và tốt nhất là nên kiểm tra thật kỹ về  nguồn gốc, giấy tờ pháp lý của tài sản dự định giao dịch để tránh tiền mất tật mang.

08888.1.3456