Quan điểm của người lạc quan thì nghĩ rằng nợ nần sẽ là một động lực tốt để phấn đấu làm việc, kiên trì với công việc để có thu nhập trả nợ, và khi hết nợ thì có tài sản cho khoảng thời gian phấn đấu, cày kéo để trả nợ này.
Quan điểm của người thực tế thì lại cho rằng vay nợ là áp lực, không phải là động lực vì đời không như là mơ, không ai biết trong suốt thời gian vay nợ sẽ xảy ra những chuyện gì, những thay đổi gì, và có mạo hiểm nếu vay số tiền lớn để rồi có sự cố thì động lực đó lại biến thành áp lực, rồi tệ hơn là bất lực vì lâm vào cảnh nợ nần, không có khả năng chi trả từ chính khoản vay nợ đó.
Theo quan điểm của bài viết thì không nên vay tiền để mua nhà vì những lý do sau:
Thứ 1: Vay tối số tiền mà ngân hàng cho vay. Hiện nay, để kích cầu và để tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp ổn định chỗ ở, sở hữu được nhà ở hợp pháp thì không những nhà nước mà các ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho khoản vay để đầu tư mua nhà. Theo đó, ngân hàng có thể cho vay mua nhà lên đến 70 – 80% giá trị tài sản định mua. Như vậy nghĩa là khoản vay là khá lớn nếu bạn chọn vay hết số tiền mà ngân hàng có thể giải ngân, kéo theo đó là tiền gốc và lãi hàng tháng phải trả cũng cao và phải trả đều hàng tháng để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu và bị phạt nợ quá hạn.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Đó là không nên tính quá sát thu nhập thực tế của bản thân, không nên nhìn quá lạc quan cho khả năng chi trả hàng tháng để không tự biến cơ hội thành áp lực. Chỉ nên vay khoảng 30 – 40% giá trị của căn nhà để đảm bảo hàng tháng có đủ tiền trả nợ mà vẫn có một khoản dự phòng cho trường hợp xấu. Ngoài ra theo các chuyên viên tín dụng thì nguyên tắc an toàn khi vay nợ là 28/36 nghĩa là tức là nên dành không quá 28% tổng thu nhập hàng tháng để trả nợ vay mua nhà và không quá 36% cho tổng nợ, bao gồm nợ vay mua nhà và các khoản nợ vay khác như vay mua xe, vay tiêu dùng.
XEM THÊM: CÁCH ĐẦU TƯ CĂN HỘ SINH LỜI 100%
Thứ 2: Tư tưởng “vay ngắn hạn để trả nợ cho nhanh”. Tâm lý chung là không ai muốn nợ, đặc biệt là nợ dài hạn từ năm nay qua năm khác vì hơn ai hết, họ cũng hiểu là không ai biết được tương lai sẽ ra sao. Nhưng nếu theo tư tưởng này thì áp lực sẽ đè nặng lên người vay, đó là hàng tháng số tiền gốc và tiền lãi phải trả sẽ cao lên nhiều, nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi xác nhận khoản vay và thời gian vay.
Thứ 3: Không hiểu rõ các quy định về lãi suất: Ngân hàng suy cho cùng cũng là một hình thức kinh doanh của giới đầu tư, mà ai đầu tư thì cũng muốn thu được lợi nhuận. Để kích cầu và để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng đưa ra những chiêu trò, những chính sách nghe qua có vẻ vô cùng hấp dẫn như lãi suất cực thấp hoặc thậm chí lãi suất 0% cho năm đầu tiên…..
Thực tế, nó là “ bẫy tài chính” của các chuyên gia tín dụng mà không phải người vay nào cũng đủ tỉnh táo, kiến thức, kinh nghiệm hiểu được. Để tránh rơi vào t ình trạng “ há miệng mắc quai” thì khi vay cần hỏi rõ nhân viên ngân hàng cách thức tính oặc cách cập nhật lãi suất sau mỗi kỳ điều chỉnh của ngân hàng… rồi mới quyết định.
Thứ 4: Không quan tâm nhiều đến phạt trả nợ trước hạn. Để đảm bảo lợi nhuận, khi vay tiền, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cam kết không tất toán – trả toàn bộ tiền nợ trước một khoảng thời gian nhất định. Nếu không thì sẽ phải trả thêm tiền dù là trả nợ sớm hơn hạn, tiền này goi là tiền phạt trả nợ trước hạn.
Như vậy, dù là bạn có đủ tiền mà chưa đên hạn tất toán thì bạn cũng không thể trả ngân hàng và hàng tháng vẫn phải trả tiền lãi cho họ nếu không muốn bị mất tiền oan – tiền phạt.
Có một câu rất hay dành cho người vay nợ là Vay tiền một cách thông minh thì nợ nần mới trở thành động lực! Vậy nên cái gì cũng có hai mặt và có giá của nó, hãy tim hiểu và suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định hành động nhé.
Tóm lại, vay tiền mua nhà là một chuyện lớn, cần suy nghĩ cặn kẽ trước khi ra quyết định. Nhiều người nói rằng vay nợ càng nhiều sẽ tạo ra động lực càng lớn để họ tìm cách tăng thêm thu nhập, sáng tạo kiếm tiền. Song, bạn đừng để động lực lại biến thành áp lực, để rồi bất lực vì ngập vào cảnh nợ nần. Vay tiền một cách thông minh thì nợ nần mới trở thành động lực!
Nếu bạn không thích mua nhà, mà có nhu cầu mua Căn hộ ở Bình Dương để ở hay đầu tư có thể liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn nhé. DANH SÁCH CĂN HỘ DƯỚI 1 TỶ Ở BÌNH DƯƠNG