Quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc và ứng dụng trong nhà ở
Vấn đề phong thủy là 1 phạm trù rất phức tạp và có nhiều khía cạnh. Phong thủy luôn có những tác động nhất định lên nhiều yếu tố, trong đó có kiến trúc, nhà ở. Vậy cụ thể, trong phong thủy, quy luật tương sinh tương khắc và nhà ở có mối liên hệ như thế nào? Vấn đề phong thủy này có quá phức tạp để tìm hiểu và ghi nhớ hay không? Tất cả sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Các quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
Theo triết học cổ đại của Trung Hoa, vạn vật trên hành tinh này được sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản. 5 yếu tố này được gọi chung là Ngũ Hành. Trái Đất thay đổi, chuyển hóa và sự sống sinh sôi đều dựa trên những quy luật nhất định. Trong phong thủy, quy luật này được gộp chung lại là luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành.
Hai quy luật này luôn tồn tại song song và xuất hiện đan xen lẫn nhau. Trong sự xuất hiện của tương sinh ắt sẽ có tương khắc và trong sự hiện diện của tương khắc cũng sẽ có sự góp mặt của tương sinh. Tác động qua lại này tạo nên sự duy trì sự sống trên trái đất.
Tuy nhiên bạn có thực sự biết tương sinh, tương khắc trong ngũ hành là gì?
Luật của ngũ hành tương sinh
Tương sinh trong ngũ hành là gì? Giải nghĩa ra thì chúng ta dễ dàng nhận thấy tương ở đây là tương trợ, sinh ở đây là sinh trưởng. Tương sinh tức là tương trợ nhau, thúc đẩy nhau, hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, sinh sôi, phát triển.
Cụ thể trong ngũ hành, tương sinh được thể hiện trên phương diện mẫu và tử:
- Mộc sinh Hỏa : Mộc là cây cối, hỏa là lửa. Có thể hiểu từ những cành cây, củi khô khi đốt lên sẽ tạo ra những ngọn lửa bừng cháy mạnh mẽ. Mộc chính là nguyên liệu tương hỗ để tạo ra và duy trì Hỏa.
- Hỏa sinh Thổ : Ngọn lửa bừng cháy mãnh liệt sẽ thiêu đốt mọi thứ thành tàn tro và hòa nhập, vun đắp vào đất đai để tạo ra Thổ.
- Thổ sinh Kim : Phía bên trong lòng đất lúc nào cũng có những sự hoạt động ngầm mạnh mẽ tạo ra các chất, dưới hoạt động vật lý lâu dài hình thành nên các kim loại, quặng,… cái mà chúng ta gọi là Kim.
- Kim sinh Thủy : KIm loại có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (Thủy) dưới tác động của các yếu tố nhiệt (Hỏa) hoặc các nhân tố tác động khác.
- Thủy sinh Mộc : Một vòng tròn quay trở lại, Thủy chính là nguồn cội của Mộc, nước mang tới dưỡng chất, tạo ra và duy trì sự sống cho cây cối.
Luật của ngũ hành tương khắc
Có luật tương sinh ắt có luật tương khắc. Sự tồn tại trái ngược này đảm bảo cho sự cân bằng của vũ trị để giúp cho việc kiểm soát vạn vật một cách tốt hơn.
Chẳng hạn như nuwocs tương khắc với lửa, nên khi xảy ra hỏa hoạn chúng ta có thể dùng nước để dập tắt. Cây với đất tương khắc với nhau nhưng lại tạo ra sự sinh sôi vì chỉ khi rễ cây lấy dinh dưỡng từ đất mới có thể sống được…
Nhờ những sự trải ngược này mà Trái Đất mới tồn tại ở trạng thái cân bằng và phát triển. Quy luật tương khắc phải đi kèm tương sinh giống như âm dương không thể tách rời, sự sống phải được hình thành trên sự lụi tàn, có sinh ắt sẽ có tử. Vì vậy việc thấu hiểu điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và đối diện với cuộc sống dễ dàng hơn.
Ứng dụng tương sinh, tương khắc trong phong thủy nhà ở
Ứng dụng tương sinh tương khắc ngũ hành trong phong thủy nhà ở để chọn hướng nhà, màu sắc,… nhằm giúp tạo vượng khí, tài lộc cho gia chủ.
- Ứng dụng ngũ hành xem hướng nhà đất:
- Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
- Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
- Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
- Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
- Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Ứng dụng ngũ hành trong việc chọn màu sắc:
- Mệnh mộc: Các sắc thái màu xanh lá cây
- Mệnh Kim: Màu xám, bạc
- Mệnh Thủy: Các săcs thái màu xanh dương
- Mệnh Hỏa: Các sắc thái màu vàng, cam, đỏ
- Mệnh Thổ: Các sắc thái màu nâu
- Ứng dụng chọn cây cảnh phong thủy theo ngũ hành
- Cây thuộc hành Kim: cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân, cây Bạch Lan, cây Phát Tài,..
- Cây thuộc hành Thủy: cây Phát Lộc, cây Kim Tiền, các cây dòng họ Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…),…
- Cây thuộc hành Hỏa: cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc, cây Đuôi Công Tím,…
- Cây thuộc hành Mộc: cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh, …
- Cuối cùng là cây thuộc hành Thổ: thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Sen Đá Nâu, cây Lan Hồ Điệp,…
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về ngũ hành và quy luật tương sinh tương khắc cũng như những ứng dụng trong nhà ở. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có cái nhìn đa chiều hơn và rõ ràng hơn về phong thủy nhé.